Làng chài Vung Viêng đang là một trong những điểm chuyến đi hấp dẫn khách thăm quan bởi cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng. Với vẻ đẹp của núi non trùng điệp cũng như các hang động kỳ ảo nguyên sơ, tuyện hơn khi Lữ khách được được tắm nắng trên các bãi cát hoang sơ ven núi, tham gia đánh bắt cá cùng ngư dân và thưởng thức hải sản của vùng đất này.
Làng Chài Vung Viêng
Làng chài Vung Viêng đang là một trong những điểm chuyến đi hấp dẫn khách thăm quan bởi cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng. Với vẻ đẹp của núi non trùng điệp cũng như các hang động kỳ ảo nguyên sơ, tuyện hơn khi Lữ khách được được tắm nắng trên các bãi cát hoang sơ ven núi, tham gia đánh bắt cá cùng ngư dân và thưởng thức hải sản của vùng đất này.
Để có cơ hội chiêm ngưỡng và khám phá làng chài, khách thăm quan có thể tham gia các Hành trình Hạ Long ngủ đêm trên các du thuyền như: Paloma, Bhaya, du thuyền 5 sao: Du Thuyền Âu Cơ.
Làng chài Vung Viêng có từ rất lâu rồi, lâu bao nhiêu chẳng ai rõ. Ngày xưa chắc cũng có bãi đất, bãi cát, vì mỗi khi thủy triều rút dưới đáy vịnh vẫn còn vài dấu tích của móng nhà, công trình được xây bằng đá. Và người dân của làng vẫn vớt được nhiều đồ gốm sành nâu thô mộc, cùng những nét vạch thẳng từ trên xuống trông như gốm Thổ Hà. Đồ gốm này có thể do dân địa phương tự sản xuất, và cũng có thể do các thương lái vận chuyển từ đất liền ra bán cho các làng... Bởi lẽ từ Vung Viêng đi ra thương cảng Vân Đồn chẳng bao xa, chỉ đôi ba tiếng đi thuyền là tới.
Tên cũ của khu gọi là khu Cặp Dè. Với những địa danh như Cống Vung Viêng, Cống Đỏ, Cống Đầm. Làng chài Vung Viêng là hệ thống làng nổi trên biển. Cuộc sống sinh hoạt của cả làng chỉ trên bè. Trước kia các gia đình sống trên thuyền, họ tập trung vào cái vịnh nhỏ để chống gió bão. Lâu dần thành làng, qua thời gian họ dựng những ngôi nhà tạm bằng gỗ, tre, lá. Rồi bè mái lá, vách gỗ, thay bằng bè mái bằng, mái úp. Hiện đại bây giờ thì lợp mái tôn, mái lá bộc lưới cũ lên chống gió.
Các bè được đặt lên những thanh gỗ dài từ 5 đến 7m. Gỗ làm công trình có gỗ táu là tốt nhất. Các cây gỗ được kết cấu bằng bu long sắt. Toàn bộ sức nặng được đặt lên hệ thống phao nổi bằng thùng phuy cũ, xốp được bọc bằng những tấm bạt chống nước. Dân gọi đó là móng nhà. Nhìn những khu lán bè màu sắc sặc sỡ, nâu, đỏ, vàng, xanh. Tựa lưng vào vách núi đen thẫm, mốc thếch chằng chịt những vết nứt xẻ ngang, xẻ dọc do kiến tạo địa chất được in bóng xuống biển xanh trông như những bức tranh ấn tượng thật đẹp.
Tiềm năng của làng Vung Viêng
Vịnh Hạ Long đã và đang là nơi thu hút rất nhiều lữ khách trong và ngoài nước. Làng Vung Viêng của Bái Tử Long cũng nằm trong hệ thống đó. Nó nằm chếch phía đông – bắc của Việt Nam gần sát với các mỏ than Cửa Ông – Hòn Gai - Cẩm Phả và Thương cảng Vân Đồn xưa, đi ngược lên nữa là cửa khẩu Móng Cái, bãi biển Trà Cổ. Nơi đây là vùng kinh tế lớn của đất nước trong tương lai. Và cũng chính nơi đây vẫn còn ẩn giấu sự hoang sơ tiềm ẩn của thiên nhiên như rừng, hang động, bãi tắm cùng những vịnh nhỏ kín gió rất thuận tiện cho việc nuôi cấy ngọc trai và nuôi trồng thủy sản.
Từ bến Cọc Năm bên Hòn Gai ra đảo chừng một tiếng đồng hồ. Nhìn những dãy núi đá vôi đủ các loại hình thù trải dài hết tầm mắt. Làng Vung Viêng cũng nằm trong rặng núi như vậy, gồm có núi Vung Viêng (cao nhất Vịnh Hạ Long), núi Vụng Hà rồi Hang Cao…
Làng rất bình dị, thấp thoáng vài lán bè tựa lưng vào núi những chiếc bè loong lai với các phao nổi tròn như quả bóng xếp hàng thẳng tắp, đó là các bè nuôi cấy ngọc trai biển. Càng vào làng không gian càng mở, không ai biết mình sẽ đi đâu giữa cái trùng trùng điệp điệp của núi, của biển, của mây trời. Thỉnh thoảng vài con chim như: cò đen, cò lửa, quạ rồi sáo đá bay ra quàng quạc vài tiếng rồi lại mất hút vào núi. Trung tâm của làng là ngôi nhà bè to và đẹp nhất, đó là nhà cộng đồng.Bên cạnh đó, cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ và một lớp học cho các cháu. Ngồi trên bè có thể quan sát gần hết các hộ của làng. Phía trước là cổng làng (gọi là Hang Cao) cái hang xuyên thủng qua núi nóc là đá, dưới là biển. Các lán nuôi cá bè nằm dọc theo các vách núi. Các bè cá nằm ngay dưới gầm sàn dưới sân. Những con cá giò, cá song, cá vược được nuôi khá to để phục vụ cho hệ thống nhà hàng, khách sạn hoặc xuất khẩu, cũng có bè nuôi cá cảnh phục vụ thú chơi như cá tai voi, cá ông lão, cá mó rất đẹp.
Từ Vung Viêng, khách thăm quan có thể đi thăm đảo Mặt Quỷ, khu Bảy Giếng, đi đánh bắt cá ở Vũng Hà, thăm rừng nguyên sinh ở đảo Trà Bàn, Vân Đồn… rồi hệ thống các bãi tắm nhỏ nằm dưới chân núi như ở Ngọc Vừng hay đảo Vạn Giò. Những bãi này còn hoang sơ, rất phù hợp cho các nhóm trải nghiệm nhỏ. Rồi còn các hang động. Cũng từ Vung Viêng, mất đôi ba giờ trên tàu là đến đảo Quan Lạn, nơi có ngôi đình làng nổi tiếng về kiến trúc. Tại đây, nhiều dấu tích khảo cổ được tìm thấy chứng tỏ một thời vàng son của thương cảng Vân Đồn.