==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đến Vịnh Hạ Long, khách thăm quan có thể tham gia vào nhiều hoạt động hấp dẫn tại đây như: tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Phần 4 của bài viết những địa điểm hành trình Hạ Long hấp dẫn, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những điểm chuyến đi hấp dẫn khi tham gia Chương trình Hạ Long: chùa Long Tiên, hang Trinh Nữ, núi Bài Thơ, đảo Hòn Dấu, bãi tắm Minh Châu.

Chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất, là di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở Thành phố Hạ Long.Chùa toạ lạc tại phố Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn.

Chùa Long Tiên

 

 

Với kiến trúc độc đáo kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.

Toà tam quan gồm ba cửa: cửa "Hữu', cửa "Vô" và cửa "Đại". Trên đỉnh Tam Quan là tượng phật A-di-đà, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ lớn "Long Tiên Tự", hai bên có hai câu đối.

Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh". Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha - thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ - Vân Phương Thánh Mẫu.

Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua trong cẩm nang Tour trải nghiệm Hạ Long của khách thăm quan.

Hang Trinh Nữ

Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Ðộng Tiên, Hang Luồn... Cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu. Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên Le Virgin (động của người con gái).

Truyền thuyết xưa kể rằng: Xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả cô làm vợ bé cho hắn, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho ngày cưới của họ. Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoang nhằm khuất phục ý chí của cô, cô đói lả và kiệt sức. Trong một đêm mưa gió hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây. Ðó cũng là đêm chàng trai biết tin cô gặp nạn, chàng mải miết bơi thuyền đi tìm cô. Ðến đêm, giông bão ập đến thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một đảo hoang, trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa và nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi đã bị gió mang đi. Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi kiệt sức và chàng hoá đá (hang Trống ngày nay).

Hang Trinh Nữ

 

Ngày nay, khi đến thăm hang Trinh Nữ, bức tượng cô gái đứng xoã mái tóc dài, đôi mắt đang nhìn về đất liền vẫn còn đó. Ðối diện với hàng Trinh Nữ, hàng Trống (còn được gọi là hàng Con Trai). Bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hàng Trinh Nữ vẫn còn, những tiếng gọi tha thiết cùng tiếng gõ vào vách đá của chàng vẫn văng vẳng đâu đây. Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó vẫn còn đến ngày nay - đó là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hàng, tiếng gió gầm gào qua vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá.

Núi Bài Thơ

Ngày trước núi có tên là Truyền Ðăng, núi cao 106 m đứng bên cạnh thị xã Hòn Gai, một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. Ði thuyền trên vịnh, cách bờ vịnh Hạ Long chừng 300 m đã có thể nhìn thấy bài thơ khắc trên vách núi trong một khung hình vuông, mỗi chiều dài 1,5 m.

Núi Bài Thơ

 

Năm 1468, vua Lê Thánh Tông cũng là nhà thơ nổi tiếng khi đi kinh lý vùng Ðông Bắc, đã dừng chân trên vịnh Hạ Long ngay dưới chân ngọn núi nên thơ này. Xúc cảm trước thiên nhiên kỳ vĩ, nhà vua đã làm một bài thơ và truyền lệnh khắc vào vách núi. Từ đó có tên gọi là núi Bài Thơ. An Ðô Vương Trịnh Cương (1686 - 1730) cũng có một bài thơ ở núi này.

Leo núi Bài Thơ là một trò chơi đầy hấp dẫn. Ðứng ở lưng chừng núi phóng tầm mắt xa xa là biển xanh, đảo đá nhấp nhô, nhìn lên cao là trời mây bồng bềnh và xung quanh là cây, là hoa rừng, là những cánh chim ríu rít chuyển cành...

Nếu có dịp đến với Hạ Long, bạn hãy thử một lần chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của ngọn núi đầy sự tích này.

Đảo Hòn Dấu

Hòn Dấu được ví như một viên ngọc mà tạo hóa ban tặng cho vùng đất Hải Phòng. Đến với đảo Hòn Dấu, khách thăm quan không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính trong các kiến trúc của đảo Hòn Dấu mà còn được khám phá nhiều nét mới lạ của khu thăm quan Hòn Dấu Resort

Hòn Dáu hay Hòn Dấu là hòn đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc khu nghỉ dưỡng giải trí Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Phần lớn đảo vẫn đang ở trạng thái nguyên sinh. Hòn Dáu ban đầu nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn, nhưng trong quá trình vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trở thành đảo Hòn Dấu. Trong con mắt người xưa, non sông luôn mang hình tượng, đảo Hòn Dấu có hình dáng chín con rồng chầu về viên ngọc.

Hòn Dáu hiện vẫn giữ được nét đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, Rừng ở đây còn vẹn nguyên cả ba tầng thực vật, cơ man những gốc cây cổ thụ to lớn, điểm xuyết những cây thân thảo, thân bò, thân leo gieo vào lòng Lữ khách cảm giác hoang vu.

Người sống trên đảo chủ yếu là bộ đội biên phòng, công nhân trông đèn biển, người theo dõi trạm khí tượng, người trông coi đền thờ Nam Hải Đại Vương và một vài người dân.
Hiện nay đảo vẫn chưa có điện từ đất liền kéo sang. Để phát điện thắp sáng hải đăng, người ta phải sử dụng máy phát và ắc quy. Điện máy phát chỉ có từ 18h00 tới 0h00, sau đó thì hải đăng sẽ thắp sáng bằng điện ắc quy.

Đến với Hòn Dấu, quý khách có dịp thăm quan các công trình kiến trúc mang dấu ấn thời gian:

Đền thờ Nam Hải Đại Vương

Đảo Hòn Dấu - Ảnh 1
Đền thờ Nam Hải Thần Vương ngự ngay cạnh bến tàu, vẻ đẹp linh thiêng được tôn lên nhờ bãi sỏi uốn lượn như muôn ngàn nốt nhạc vô thanh thả xuống rì rào sóng biển . Nam Hải Thần Vương là một vị tướng thời Trần. Theo truyền thuyết, sau một trận thủy chiến đánh tan giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, người dân thấy một tử thi cụt đầu trôi vào đảo. Nhìn quần áo của ngài, biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn đắp mộ, rồi lập đền thờ. Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Chính vì lẽ đó, trải qua hàng trăm năm, đảo Hòn Dấu vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ kỳ vĩ. Và cứ hằng năm cứ vào ba ngày 8 - 9 -10 tháng 2 (âm lịch), dân đi biển vùng duyên hải Bắc Bộ lại kéo nhau về đảo Dấu cúng lễ.

Hầm xuyên đảo 
Hầm xuyên đảo là những chiếc hầm khá kiên cố được xây dựng trên đảo trong những năm Mĩ ném bom miền bắc Việt Nam.

Hải đăng

Đảo Hòn Dấu - Ảnh 2

Được mệnh danh là “mắt ngọc của Tổ Quốc”, Hải đăng Hòn Dáu có thể chiếu xa tới 40 km – đây được coi là một nét hấp dẫn đối với khách thăm quan đến với Hải Phòng.

Nhà tám gian 
Nhà tám gian là tên thường gọi của những người sống trên đảo đối với một dãy nhà xây theo kiến trúc Pháp có niên đại từ 1908. Dãy nhà có đúng tám phòng với hành lang, lò sưởi, nhà tắm. Hiện giờ dãy nhà được sử dụng để đón khách thăm quan tới thăm đảo và nghỉ lại qua đêm trên đảo.

Bảo tàng hải đăng 
Bảo tàng hải đăng nằm trong khu vực hải đăng. Bảo tàng gồm có một khu ngoài trời với các hiện vật trưng bày là những trái bom Mĩ đã trút xuống trong những năm tháng đánh phá miền Bắc. Khu trong nhà của bảo tàng trưng bày về các hải đăng, các loại đèn được sử dụng, các đèn tín hiệu... được sủ dụng tại các hải đăng khác trên khắp Việt Nam.

Bãi Tắm Minh Châu

Bãi tắm Minh Châu là một bãi biển riêng đẹp nổi tiếng, chỉ cách bãi tắm Quan Lạn 15 km. Cát ở đây trắng muốt, đi không dính chân và được miêu tả “ Trắng như tuyết, mượt như nhung”.Để đi đến bãi tắm Minh Châu khách thăm quan có thể đi từ Cẩm Phả qua phà Tài Xá (gần đền Cửa Ông) đến thị trấn Cái Rồng (khoảng 9 km).

Bãi Tắm Minh Châu

 

 

Tàu ở cảng Cái Rồng đón bạn đi thẳng ra đảo Quan Lạn nơi có bãi tắm Minh Châu thời gian tàu chạy khoảng 3 giờ, có dừng tại một số đảo để Lữ khách có thể chụp ảnh lưu niệm và ngắm cảnh vịnh lúc hoàng hôn hoặc về chiều .

Tại bãi tắm Minh Châu khách thăm quan có thể thả hồn vào các buổi cắm trại, vui chơi tham quan tại đảo và tìm hiểu thêm về sinh vật biển hàng ngày có tại bãi biển, tham gia và tổ chức các trò chơi trên biển, cùng ngắm nhìn biển về đêm trong không gian tĩnh lặng và tuyệt đẹp của biển.

Tại đây Lữ khách có thể vừa tắm biển lại có thể thưởng thức những hương vị đặc sản của biển khơi trong chuyến đi thú vị của mình.

Những Địa Điểm Thăm Quan Hạ Long Hấp Dẫn ( P4 )

Những Địa Điểm Thăm Quan Hạ Long Hấp Dẫn ( P4 )
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==